Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Tuyển lập trình viên

 Được thành lập từ năm 2005, Công ty DTN chuyên hoạt động trong lĩnh vực Software Outsourcing, Web-Based Application, Thiết kế xây dựng website và các hệ thống eCommerce dựa trên PHP. Khách hàng của DTN là các đơn vị lớn trong nước và các khách hàng nước ngoài.
Hiện tại DTN đang phát triển các dự án eCommerce lớn cho các khách hàng Châu Âu. Chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng 05 vị trí Lập trình viên PHP với nhiều cơ hội và thách thức

Vị trí tuyển dụng:      Lập trình viên PHP
Số lượng:                    05
Mô tả công việc:        Tham gia xây dựng và phát triển các hệ thống eCommerce lớn các Web-Based Application cho khách hàng Châu Âu
Hình thức làm việc:      Toàn thời gian
Yêu cầu:                    
Có tư duy lập trình tốt và kỹ năng lập trình hướng đối tượng với PHP/MySQL/AJAX
Đã có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 01 dự án PHP (Dự án thực tế)
Tốt nghiệp Đại học, cao đẳng hoặc các trường dạy IT (Aptech/NIIT)
Khả năng làm việc độc lập và tuân thủ các nguyên tắc trong công việc

Các ứng cử viên sẽ có lợi thế nếu:
Đã có kinh nghiệp làm việc trên nền tảng Zend Framework hoặc MVC Framework tương tự.
Có kinh nghiệm với JQuery, Prototype
Có kinh nghiệm với Magento
Có kinh nghiệm Lập trình PHP trên 1 năm.
Có khả năng email và chat bằng Tiếng Anh
Cơ hội
 Được làm việc trong môi trường IT chuyên nghiệp với các quy trình được chuẩn hóa
Được làm việc và trao đổi trực tiếp với khách hàng nước ngoài sử dụng Tiếng Anh
Tham gia vào các dự án eCommerce của các tập đoàn lớn với quy mô quốc tế
Thưởng dự án, Thưởng cuối năm
Nghỉ mát hàng năm và các chế độ của Luật Lao Động hiện hành
Hồ sơ:             Bản tóm CV
                        Bảng điểm, văn bằng chứng chỉ (nếu có)       
Liên hệ để được tư vấn và hoàn thiện hồ sơ:
Mr Võ Văn Hải - Trưởng Ban hướng nghiệp Bachkhoa-Aptech
                         Phó phòng Kinh doanh Bachkhoa-Software
SĐT: 0977 808 719

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng


Được mời phỏng vấn, bạn đã tiến gần hơn đến công việc mơ ước. Hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn này vì bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên. Hãy áp dụng 10 bí quyết sau để có một buổi phỏng vấn thành công.


 
Luyện tập ngôn ngữ cử chỉ. Những cử chỉ sau giúp bạn thể hiện sự tự tin: tư thế đứng thẳng, sự giao tiếp bằng mắt và cái bắt tay chắc chắn. Ấn tượng không lời đầu tiên có thể mở ra một khởi đầu tốt đẹp hoặc đặt dấu chấm hết cho buổi phỏng vấn của bạn. Vì vậy, bạn cần luyện tập để tạo phong thái tự tin chững chạc ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên.
Trang phục chuyên nghiệp. Vẻ ngoài chỉn chu và chuyên nghiệp thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho nhà tuyển dụng và sự nghiêm túc với công việc ứng tuyển. Trang phục công sở thường phù hợp với những buổi phỏng vấn. Trang trọng nhất bạn có thể mặc vest. Ngoài ra, nếu vị trí bạn ứng tuyển cần thể hiện nổi bật cá tính, bạn có thể chọn trang phục ít trang trọng hơn.

Lắng nghe. Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp thông tin một cách trực tiếp hay gián tiếp về công việc, đồng nghiệp/sếp của bạn hay văn hóa công ty… Để có cái nhìn bao quát về công việc mình đang ứng tuyển bạn cần chú ý không bỏ qua thông tin nào và hãy hỏi lại nếu có điều chưa rõ hoặc không hiểu.
Kỹ năng giao tiếp tốt bao gồm cả khả năng lắng nghe và cho nhà tuyển dụng biết bạn đang lắng nghe họ bằng cách đặt những câu hỏi khai thác sâu về đề tài đang nói. Ví dụ, nhà tuyển dụng trao đổi với bạn: “Môi trường làm việc tại công ty chúng tôi luôn tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và phát triển”, bạn có thể đạt câu hỏi: “Anh/chị có thể chia sẻ thêm về những chương trình đào tạo của công ty? Các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc của nhân viên cụ thể như thế nào?” Qua câu hỏi này, bạn không những lắng nghe mà còn thể hiện sự quan tâm thực sự đến vị trí ứng tuyển.
Nói vừa đủ. Trả lời lan man, không tập trung vào vấn đề nhà tuyển dụng muốn biết sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về kỹ năng giao tiếp của bạn. Để “nói đúng và nói đủ”, bạn cần nắm rõ phần mô tả công việc, yêu cầu công việc là gì, những điểm mạnh của bạn phù hợp với yêu cầu đó ra sao. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu trước về công ty và những câu hỏi phỏng vấn cơ bản để không bất ngờ hay nói lạc đề khi trả lời.
Giữ khoảng cách phù hợp. Phỏng vấn là buổi gặp mặt nghiêm túc để nói về công việc chứ không phải là cơ hội để kết bạn. Do vậy, bạn nên điều chỉnh mức độ thân thiện cho phù hợp với thái độ của nhà tuyển dụng. Truyền năng lượng và sự nhiệt huyết của bạn vào các câu trả lời là rất quan trọng, tuy nhiên đừng vượt quá giới hạn cần thiết.
Sử dụng ngôn từ lịch sự. Bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch thiệp của mình trong từng lời nói. Luôn ghi nhớ rằng, việc dùng tiếng lóng hay nhận xét không phù hợp liên quan đến tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tôn giáo và chính trị sẽ khiến bạn phải sớm nói lời “tạm biệt” nhà tuyển dụng.
Biết mình, biết ta. Thái độ ứng xử trong buổi phỏng vấn là yếu tố quan trọng dẫn bạn đến cánh cửa thành công. Bạn cần cân bằng giữa sự tự tin, tài năng và lòng khiêm tốn. Đừng để tính tự mãn “lấn át” ngay cả khi bạn đang nhấn mạnh thành tích của mình.
Trả lời cụ thể. Nhà tuyển dụng thường đặt các câu hỏi để tìm hiểu hành vi trong quá khứ của ứng viên, họ tin rằng đây là cơ sở đáng tin cậy để dự đoán cách ứng viên xử lý công việc trong tương lai. Ví dụ nếu bạn viết trong hồ sơ “Khả năng giải quyết vấn đề tốt”, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn đưa ra một trường hợp cụ thể  trong quá khứ chứng minh khả năng này của bạn. Khi gặp câu hỏi dạng này, bạn cần trả lời thật cụ thể bằng cách áp dụng C.A.R:
-    Case - Tình huống: Bạn phải đối mặt với vấn đề gì? Tình huống lúc đó thế nào?
-    Action - Hành động: Cụ thể bạn đã làm gì? Bạn đóng vai trò nào trong việc giải quyết vấn đề?
-    Result - Kết quả: Kết quả ra sao? Bạn rút ra được kinh nghiệm gì?
“Phỏng vấnnhà tuyển dụng. Đừng bao giờ trả lời “không” khi nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?” vào cuối buổi phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự quan tâm đến công việc và công ty. Đặt câu hỏi cũng giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp giữa khả năng của bạn và vị trí đó. Lắng nghe kỹ những gì nhà tuyển dụng nói sẽ giúp bạn đặt câu hỏi phù hợp. Những câu hỏi về văn hóa công ty, cơ hội học hỏi, phát triển… sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Giữ thế chủ động. Khi tham dự phỏng vấn với suy nghĩ “Làm ơn, xin hãy tuyển tôi!”, bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin và tuyệt vọng. Hãy thể hiện phong thái điềm tĩnh, tự tin và lạc quan trong suốt buổi phỏng vấn. Một khi bạn tin bạn là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí đó, bạn sẽ tìm được cách chứng minh điều đó với nhà tuyển dụng!
Sưu tầm bởi Haitaiba!

Kỹ năng bán hàng

Thuonghieucanhanviet.edu.vn. Tóm tắt khuôn mẫu nội dung huấn luyện kỹ năng bán hàng do Đỗ Hòa xây dựng và sử dụng làm tài liệu huấn luyện sales team ngành Bitumen (distribution sales) khu vực thị trường ĐNÁ  thuộc tập đoàn Royal Dutch Shell. Nội dung này cũng có thể được tham khảo để xây dựng nội dung huấn luyện cho các ngành hàng B2C khác.
 
1. Giá trị được chào mời (the value offering).
Trên thế giới có nhiều cách tiếp cận kỹ năng bán hàng khác nhau, tuy khác nhau nhưng về cơ bản tất cả các lý thuyết ấy đều thống nhất một điều là người bán hàng phải am hiểu sản phẩm mà anh ta bán. Với tôi, tôi cho rằng nắm vững sản phẩm không thôi chưa thể làm nên một super salesman (siêu bán hàng), người bán hàng cần hiểu được những giá trị mà anh ta đang chào mời cho khách hàng. Anh ta cũng cần hiểu những giải pháp chào hàng của anh ta quan trọng và có giá trị như thế nào đối với khách hàng. Tôi không tin rằng một người bán hàng có thể thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả nếu anh ta không cảm nhận được giá trị của những gì anh ta đang chào bán.
Nội dung nầy tôi phân tích sâu về tâm lý và nhu cầu của khách hàng rồi so với những giá trị, lợi ích mà gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ...) mà người salesman sẽ chào bán. Nội dung nầy tôi cũng hướng dẫn cách lượng hóa những giá trị, những lợi ích cho khách hàng chứ không chỉ dừng lại ở những lợi ích chung chung.
2. Lộ trình ra thị trường (route to market)
Bên cạnh hiểu sản phẩm hiểu khách hàng, tôi cho rằng người bán hàng cũng cần phải được cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường cùng với những nguyên lý vận hành của thị trường.
Phần nầy tôi giải thích những khái niệm về kênh và các loại kênh và chức năng của kênh:
  •  Kênh bán lẻ truyền thống
  •   Kênh hiện đại
  • Kênh đặc chủng
  • Vai trò truyền thông của kênh.
Giải thích những khái niệm cơ bản về các vai trò của các thành viên tham gia trong kênh:
  • Người tiêu dùng
  • Người bán hàng (consumer)
  • Đơn vị mua hàng (buying unit)
  • Quan hệ và vai trò của nhà cung cấp và nhà phân phối.
3. Qui trình mua và vai trò của truyền thông (the purchasing process and communication roles)
Sales không chỉ đơn thuần là một người chỉ biết bán hàng, anh ta là người đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp mà anh ta đang bán sản phẩm. Về mặt truyền thông, sales là một công cụ truyền thông vô cùng quan trọng.
  • Qui trình mua cơ bản
  • Qui trình mua và các công cụ truyền thông (trong đó có sales)
3. Nhân viên bán hàng (sales)
Sau khi làm rõ vai trò của sales trong quá trình truyền thông và chuyển giao giá trị cho khách hàng như ở mục trên. Phần nầy tôi giới thiệu vai trò quan trọng của người bán hàng, tham khảo những thống kê minh chứng mối liên quan giữa trình độ kỹ năng bán hàng và tốc độ phát triển của công ty.
  • Những kiến thức, nhận thức về bản thân doanh nghiệp mà người bán hàng cần được trang bị trước khi xung trận.
  • Nội dung trọng trách và công việc mà người bán hàng cần phải thực hiện.
  • Phân loại nhân viên bán hàng (một chút khích tướng)
4. Chiến lược bán hàng (selling strategy)
  • Qui trình bán hàng (sales process)
  • Chiến lược thâm nhập thị trường (prospecting - penetration strategy)
  • Các bước chuẩn bị cho lần hẹn, thăm viếng khách hàng đầu tiên
  • Thuyết trình bán hàng
  • Bán sự khác biệt
5. Xử lý phản biện (handling objections)
  • Kỹ thuật xử lý những phản biện có thể có của khách hàng
6. Bảo vệ những khách hàng quan trọng (protect good accounts)
Thảo luận tầm quan trọng của việc duy trì bảo vệ khách hàng, đặc biệt là những khách hàng quan trọng (key accounts) và thảo luận chiến lược bảo vệ những khách hàng nầy.
7. Quan hệ người bán, người mua (seller-buyer relationship)
  • Những loại quan hệ phổ biến, phân tích các mặt tích cực tiêu cực của từng loại quan hệ.
  • Phân tích quá trình hình thành mối quan hệ làm ăn giữa các đối tác trong kinh doanh.
  • Phương thức xây dựng niềm tin trong quan hệ làm ăn.
8. Thực hành thuyết trình bán hàng và thảo luận nhóm
Chương trình huấn luyện bán hàng thường phát huy hiệu quả cao hơn khi được nghiên cứu xây dựng cho một thị trường, và những sản phẩm cụ thể.
Sưu tầm bởi Haitaiba

Trở thành nhân viên Bán hàng xuất sắc với 7 tính cách


(Thuonghieucanhanviet.edu.vn) Nếu hỏi bất cứ nhân viên bán hàng xuất sắc nào câu hỏi sau: “Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt?”, bạn sẽ gặp thất vọng vì không tìm được câu trả lời. Thú thật thì ngay cả người được hỏi cũng không biết được chính xác câu trả lời thật sự, nguyên nhân là do những người này chỉ đơn giản làm theo tự nhiên.  
Trong suốt hơn 10 năm qua, tôi đã có đặc quyền phỏng vấn hàng trăm nhân viên bán hàng xuất sắc đang làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới. Và tôi cũng làm các bài đánh giá tính cách cho hơn 1,000 nhân viên kinh doanh. Mục tiêu của bài đánh giá này là đo lường 5 tính cách đặc trưng bao gồm: tính cởi mở, tính ngay thẳng, tính hướng ngoại, tính dễ chịu và cảm xúc tiêu cực để hiểu rõ hơn tính cách nào giúp họ khác biệt so với các đồng nghiệp của mình.
Bài đánh giá được đưa ra cho các nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ chuyên nghiệp có tham gia các buổi huấn luyện chiến lược bán hàng do tôi đứng lớp. Bên cạnh đó, các bài đánh giá này cũng được thực hiện tại các buổi họp Presidents Club (kì nghỉ đặc biệt như là phần thưởng dành cho những nhân viên bán hàng xuất sắc).  Các kết quả được phân loại dựa trên tỉ lệ phần trăm chỉ tiêu doanh số đạt được hàng năm và được xếp thành nhóm xuất sắc, trung bình và dưới trung bình.
Kết quả đánh giá của những người xuất sắc sẽ được đem so sách với người trung bình và dưới trung bình. Kết quả chỉ ra rằng những tính cách chính sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới phong cách bán hàng và sự thành công của một nhân viên kinh doanh. Dưới đây bạn sẽ thấy các đặc điểm của từng tính cách và tác động của chúng lên phong cách bán hàng.
1. Sự khiêm nhường. Trái với những khuôn mẫu truyền thống cho rằng các nhân viên kinh doanh giỏi thường có tính chủ động và cái tôi cá nhân rất lớn, 91% trong số họ có điểm số khiêm nhường từ mức trung bình tới mức cao. Trái lại, kết quả cũng chỉ ra rằng nhân viên kinh doanh có thái độ ngạo mạn và luôn tỏ ra hiên ngang sẽ khiến khách hàng trở nên xa lánh.
Phong cách bán hàng: đề cao tính đồng đội, Thay vì đặt mình vào tâm điểm của quá trình bán hàng, các nhân viên kinh doanh xuất sắc luôn đề cao đồng đội của mình là các kĩ sư, kĩ thuật viên, chuyên gia tư vấn và quản lý… những người sẽ giúp họ thuyết phục và chiến thắng khách hàng.
2. Sự tận tâm. 85% có mức độ tận tâm cao, luôn tuân theo nhiệm vụ, chịu trách nhiệm và đáng tin cậy. Các nhân viên này luôn nghiêm túc với công việc và chịu trách nhiệm tuyệt đối trước kết quả đạt được. 
Phong cách bán hàng: kiểm soát. Tình huống tệ nhất mà không nhân viên kinh doanh nào muốn gặp phải là mất đi quyền kiểm soát và làm theo sự chỉ đạo của khách hàng hoặc tệ hơn là của đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, các nhân viên xuất sắc là những người có khả năng kiểm soát và làm chủ quy trình bán hàng nhằm nắm giữ lợi thế của mình.
3. Hướng tới thành tích. 84% nhân viên xuất sắc có số điểm rất cao xét về khả năng đạt được thành tích đề ra. Họ bám chặt vào mục tiêu và thường xuyên đo lường, đánh giá để biết mình đang cách mục tiêu bao xa. 
Phong cách bán hàng: hiểu về các mối quan hệ. Trong quá trình bán hàng, nhân viên kinh doanh xuất sắc sẽ tìm cách để hiểu rõ cơ chế cũng như những người quan trọng đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì vậy, họ luôn tìm cách để tiếp cận những người ra quyết định chủ chốt. Từ đó họ sẽ đưa ra được các chiến lược tiếp cận và định vị sản phẩm phù hơp với nhu cầu của khách hàng thay vì chỉ tập trung giới thiệu các tính năng sẵn có của sản phẩm. 
4. Tính tò mò. Tính tò mò ở đây chính là sự ham muốn tìm kiếm thông tin và kiến thức mới. 82% nhân viên kinh doanh xuất sắc có điểm số tò mò cực kì cao.
Phong cách bán hàng: luôn thăm dò khách hàng. Mức độ thăm dò càng cao sẽ tỉ lệ thuận với tính chủ động trong suốt cuộc gọi bán hàng. Nhân viên có phong cách này sẽ hỏi khách hàng những câu hỏi khó và không thoải mái nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin. Họ muốn biết liệu khách hàng có nhu cầu hay khả năng mua sản phẩm hay không và muốn tìm ra được sự thật càng sớm càng tốt. 
5. Không thích giao du. Điều khiến chúng ta ngạc nhiên là những nhân viên xuất sắc có điểm số thích giao du thấp hơn 30% so với những nhân viên dưới mức trung bình.
Phong cách bán hàng: luôn chiếm ưu thế. Đây là khả năng nhân viên kinh doanh có thể khiến cho khách hàng hoàn toàn tự nguyện làm theo đề nghị và sự chỉ dẫn của mình. Kết quả chỉ ra rằng các nhân viên kinh doanh càng trở nên quá thân thiện và gần gũi với khách hàng sẽ càng tạo ra nhiều khó khăn trong việc chiếm ưu thế trước khách hàng.
6. Không chán nản. Chỉ dưới 10% những nhân viên xuất sắc bị đánh giá là có mức độ chán nản cao và thường xuyên bị phân tâm bởi sự phiền muộn. Trong khi đó 90% được đánh giá là ít gặp chán nản và phiền muộn.
Phong cách bán hàng: tính cạnh tranh cao. Trong các cuộc khảo sát tiến hành trong nhiều năm qua, tôi phát hiện ra rằng phần lớn những nhân viên xuất sắc đã từng chơi các môn thể thao có tính tổ chức khi còn ở trung học. Dường như có sự liên hệ giữa thể thao và sự thành công của những nhân viên này do họ có thể kiểm soát được cảm xúc thất vọng, đứng dây từ những mất mát, chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng đón nhận những cơ hội kế tiếp.
7. Không ngượng ngùng. Chỉ dưới 5% nhân viên xuất sắc có điểm số ngượng ngùng cao. Điểm số này đánh giá khả năng họ dễ dàng bị người khác làm cho cảm thấy ngượng ngùng.
Phong cách bán hàng: tính chiến đấu cao. Các nhân viên xuất sắc nhất luôn cảm thấy rất thoải mái khi chiến đấu vì động cơ của mình, họ không ngại làm cho khách hàng cảm giác khó chịu trong quá trình bán hàng. Họ là những người luôn hành động và không ngại các cuộc “gọi lạnh”.
Không phải nhân viên kinh doanh nào cũng thành công. Cho dù được trang bị cùng một công cụ bán hàng, có cùng một trình độ học vấn và thiên hướng nghề nghiệp, nhưng tại sao lại có người thành công nhưng người khác lại thất bại? Có phải họ phù hợp để bán sản phẩm hơn do họ có nền tảng tốt hơn? Có phải họ hấp dẫn hơn hay chỉ may mắn hơn? Các chứng cứ đều chỉ ra rằng tính cách của họ đóng vai trò rất quan trọng, góp phần vào sự thành công.
Sưu tầm bởi Haitaiba